Tester lương bao nhiêu? Đây là câu hỏi mà nhiều bạn đang tìm hiểu khi muốn bước vào ngành kiểm thử phần mềm. Mức lương tester phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, vị trí công việc và công ty tuyển dụng. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này của IELTS LangGo nhé!
1. Tester là gì?
Tester là người kiểm thử phần mềm, đảm bảo rằng các sản phẩm phần mềm hoạt động đúng cách, không có lỗi và đáp ứng các yêu cầu về chất lượng. Công việc của tester bao gồm việc kiểm tra, phát hiện và báo cáo các lỗi phần mềm. Đồng thời giúp đội ngũ phát triển sửa chữa và tối ưu hóa sản phẩm trước khi phát hành.

Nghề tester đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển phần mềm, bởi chất lượng phần mềm có ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm người dùng. Vì vậy, tester cần có kỹ năng phân tích, tìm kiếm lỗi và kỹ năng sử dụng các công cụ kiểm thử để thực hiện công việc một cách hiệu quả.
2. Tester lương bao nhiêu theo kinh nghiệm làm việc?
Làm tester lương bao nhiêu? Trong ngành công nghệ thông tin, vị trí Tester ngày càng được đánh giá cao bởi vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng phần mềm. Dựa trên số liệu từ báo cáo "Xu hướng tuyển dụng 2025", mức lương của tester có sự khác biệt rõ rệt tùy theo kinh nghiệm và chuyên môn (manual hay automation). Dưới đây là phân tích cụ thể.

2.1. Manual tester – Kiểm thử thủ công
Manual Tester là vị trí phổ biến nhất cho người mới bắt đầu nghề kiểm thử. Dưới đây là mức lương theo kinh nghiệm:
Kinh nghiệm |
Trung vị thấp |
Trung vị cao |
Dưới 1 năm |
7.800.000 VND |
10.400.000 VND |
1 – 3 năm |
14.580.000 VND |
28.674.000 VND |
3 – 5 năm |
17.500.000 VND |
25.725.000 VND |
- Dưới 1 năm: Thường là sinh viên mới ra trường, công việc chủ yếu là viết và thực thi test case đơn giản. Cần đào tạo nhiều và làm việc dưới sự giám sát.
- 1 – 3 năm: Có thể đảm nhận vai trò chính trong các dự án nhỏ, biết phân tích yêu cầu và chủ động viết kế hoạch kiểm thử.
- 3 – 5 năm: Nắm vững quy trình kiểm thử, có thể tham gia đào tạo nội bộ, hỗ trợ quản lý chất lượng.
2.2. Automation tester – Kiểm thử tự động
Automation Tester được các doanh nghiệp săn đón nhờ khả năng tiết kiệm thời gian kiểm thử và tăng hiệu suất. Dưới đây là mức lương theo báo cáo TopCV:
Kinh nghiệm |
Trung vị thấp |
Trung vị cao |
Dưới 1 năm |
7.800.000 VND |
10.400.000 VND |
1 – 3 năm |
14.580.000 VND |
28.674.000 VND |
3 – 5 năm |
17.500.000 VND |
25.725.000 VND |
- Đặc điểm công việc: Viết script tự động kiểm thử bằng các công cụ như Selenium, Katalon, Appium… Kỹ năng lập trình (Python, Java, C#) là lợi thế lớn.
- Cơ hội tăng lương: Automation tester thường có mức lương cao hơn manual do khối lượng công việc yêu cầu kỹ năng phức tạp hơn và khan hiếm nhân sự.
2.3. Software tester tổng hợp (mọi loại hình)
Dưới đây là mức lương tổng quát cho tất cả các vị trí Tester trong ngành phần mềm:
Kinh nghiệm |
Trung vị thấp |
Trung vị cao |
Dưới 1 năm |
10.400.000 VND |
14.400.000 VND |
1 – 3 năm |
14.580.000 VND |
26.000.000 VND |
3 – 5 năm |
21.100.000 VND |
33.835.000 VND |
Trên 5 năm |
29.944.000 VND |
39.000.000 VND |
- Từ 3 năm trở lên: Đây là ngưỡng để trở thành Senior Tester hoặc chuyển hướng lên vị trí Test Lead/QA Manager – những người có vai trò định hướng quy trình kiểm thử toàn diện.
- Trên 5 năm: Các tester cấp cao thường tham gia vào chiến lược phát triển sản phẩm, xây dựng hệ thống tự động kiểm thử quy mô lớn, và tư vấn giải pháp QA cho doanh nghiệp.
3. Tester lương bao nhiêu theo vị trí công việc?
Lương tester bao nhiêu? Mức lương của tester không chỉ phụ thuộc vào kinh nghiệm mà còn bị ảnh hưởng bởi vị trí công việc cụ thể. Dưới đây là bảng tổng hợp mức lương trung bình theo từng vị trí, dựa trên báo cáo “Xu hướng tuyển dụng 2025”.
Vị trí Tester |
Mức lương trung bình (VNĐ/tháng) |
Manual Tester |
8 – 18 triệu |
Automation Tester |
12 – 30 triệu |
Test Lead/QA Manager |
25 – 45 triệu |
QA/QC Engineer trong Startup |
10 – 20 triệu |
3.1. Manual tester
Manual tester là vị trí thường thấy ở những người mới vào nghề. Công việc của họ chủ yếu là thực hiện kiểm thử phần mềm theo phương pháp thủ công, viết và chạy các test case. Đồng thời ghi nhận và báo cáo các lỗi phát hiện được.
Để đảm nhiệm tốt vai trò này, tester cần có kiến thức cơ bản về quy trình kiểm thử, kỹ năng đọc hiểu tài liệu và giao tiếp hiệu quả với các bộ phận liên quan. Sau một thời gian tích lũy kinh nghiệm, họ có thể chuyển sang vị trí Automation tester hoặc thăng tiến lên Test lead.

3.2. Automation tester
Automation Tester là những người sử dụng công cụ và ngôn ngữ lập trình để xây dựng các kịch bản kiểm thử tự động. Công việc này đòi hỏi sự thành thạo các công cụ và kỹ năng lập trình bằng các ngôn ngữ phổ biến.
Với xu hướng chuyển dịch mạnh mẽ sang kiểm thử tự động trong ngành công nghệ, Automation Tester hiện đang là một trong những vị trí được săn đón nhất. Với mức lương cao và cơ hội tham gia vào các dự án lớn từ các công ty công nghệ trong và ngoài nước.
3.3. Test Lead/QA manager
Test Lead hoặc QA Manager là những người chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ quy trình kiểm thử của dự án. Họ không chỉ lập kế hoạch, phân công công việc và kiểm soát chất lượng sản phẩm, mà còn là cầu nối giữa team QA với các bên liên quan như product owner, developer và khách hàng.
Để đảm nhận vị trí này, tester cần có kỹ năng quản lý đội nhóm, tư duy hệ thống và kinh nghiệm dày dạn trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm. Đây là một vai trò chiến lược, thường xuất hiện trong các doanh nghiệp lớn hoặc công ty phát triển phần mềm quy mô toàn cầu.
3.4. QA/QC Engineer trong Startup
QA/QC Engineer làm việc trong môi trường startup – nơi tester thường kiêm nhiệm nhiều vai trò khác nhau. Bên cạnh công việc kiểm thử, họ có thể tham gia hỗ trợ phát triển sản phẩm, tư vấn cải tiến quy trình hoặc hỗ trợ triển khai.
Vị trí này đòi hỏi người làm phải có tinh thần học hỏi cao, khả năng thích nghi linh hoạt và sẵn sàng đối mặt với thử thách. Đây là môi trường lý tưởng để tích lũy kinh nghiệm đa dạng và phát triển nhanh chóng về kỹ năng.
Lưu ý: Mức lương có thể thay đổi tùy theo quy mô công ty, mô hình phát triển phần mềm (Agile, Scrum…) và khu vực làm việc.
>>> XEM THÊM: CÁCH VIẾT KINH NGHIỆM LÀM VIỆC TRONG CV HAY, CHUẨN VÀ ẤN TƯỢNG
4. Tester lương bao nhiêu theo khu vực tại Việt Nam
Mức lương của tester tại Việt Nam có sự khác biệt đáng kể giữa các khu vực, phản ánh sự chênh lệch về chi phí sinh hoạt, mức độ phát triển của ngành công nghệ. Dưới đây là bảng tổng hợp mức lương trung bình theo khu vực, dựa trên báo cáo “Xu hướng tuyển dụng 2025”.
Khu vực |
Mức lương trung bình (VNĐ/tháng) |
TP. Hồ Chí Minh |
12 – 25 triệu |
Hà Nội |
11 – 23 triệu |
Đà Nẵng |
9 – 18 triệu |
Các tỉnh khác |
7 – 15 triệu |
4.1. TP. Hồ Chí Minh
Là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, TP. Hồ Chí Minh tập trung nhiều công ty công nghệ, startup và doanh nghiệp nước ngoài. Điều này tạo ra nhu cầu cao về nhân sự tester. Đặc biệt là những người có kỹ năng automation và kinh nghiệm làm việc với các dự án quốc tế. Mức lương tại đây dao động từ 12 - 25 triệu VNĐ/tháng, với những vị trí senior hoặc chuyên môn cao có thể đạt mức lương cao hơn.

4.2. Hà Nội
Hà Nội là nơi đặt trụ sở của nhiều tập đoàn công nghệ lớn và các công ty phần mềm. Nhu cầu tuyển dụng tester tại đây cũng rất mạnh mẽ. Đặc biệt là trong các lĩnh vực như fintech, giáo dục trực tuyến và thương mại điện tử. Mức lương trung bình cho tester tại Hà Nội nằm trong khoảng 11 - 23 triệu VNĐ/tháng.
4.3. Đà Nẵng
Đà Nẵng đang phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, thu hút nhiều công ty trong và ngoài nước đầu tư. Tuy nhiên, mức lương cho tester tại đây vẫn thấp hơn so với hai thành phố lớn. Dao động từ 9 - 18 triệu VNĐ/tháng. Đây là cơ hội tốt cho những ai muốn phát triển sự nghiệp trong môi trường ít cạnh tranh hơn nhưng vẫn năng động.
4.4. Các tỉnh khác
Tại các tỉnh thành khác, mức lương cho tester thường thấp hơn, dao động từ 7 đến 15 triệu VNĐ/tháng. Nguyên nhân chủ yếu là do số lượng công ty công nghệ ít hơn và quy mô dự án nhỏ hơn. Tuy nhiên, đây vẫn là lựa chọn phù hợp cho những ai mới bắt đầu sự nghiệp hoặc muốn làm việc gần nhà.
>>> XEM THÊM: 30 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI PHỎNG VẤN XIN VIỆC VÀ CÁCH TRẢ LỜI
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến lương của tester hiện nay
Mức lương của một tester không chỉ phụ thuộc vào vị trí công việc hoặc khu vực làm việc, mà còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố cá nhân và tổ chức khác nhau. Dưới đây là các yếu tố then chốt tác động mạnh mẽ đến thu nhập của tester trong năm 2025.

5.1. Kinh nghiệm làm việc
Kinh nghiệm là yếu tố quan trọng bậc nhất ảnh hưởng đến mức lương của tester. Những người mới vào nghề (fresher) thường có mức thu nhập khởi điểm từ 6–10 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, khi đã có từ 2–3 năm kinh nghiệm và am hiểu sâu về quy trình kiểm thử, mức lương có thể tăng gấp đôi hoặc hơn.
Đặc biệt, từ cấp độ senior (trên 3 năm kinh nghiệm), nhiều tester có thể đảm nhận thêm vai trò quản lý, mentor hoặc đảm nhiệm test automation. Đây là những công việc mang lại thu nhập từ 20 đến 35 triệu đồng/tháng hoặc cao hơn tùy công ty.
5.2. Kỹ năng chuyên môn
Trong thị trường tuyển dụng ngày nay, tester chỉ biết test thủ công (manual testing) sẽ khó cạnh tranh về mức lương với những người thành thạo các công cụ kiểm thử tự động.
Các kỹ năng kỹ thuật được đánh giá cao bao gồm:
- Test automation: Sử dụng công cụ như Selenium, Katalon Studio, Appium…
- API testing: Làm việc với Postman, Swagger hoặc REST-assured.
- Performance testing: Dùng JMeter, LoadRunner.
- Kiến thức lập trình: Java, Python, hoặc JavaScript để viết test script hiệu quả hơn.
Người có nền tảng kỹ thuật tốt luôn được các công ty công nghệ ưu tiên với mức lương cao hơn từ 20–40%.
5.3. Chứng chỉ nghề nghiệp
Chứng chỉ quốc tế là công cụ quan trọng giúp nâng cao độ tin cậy và chuyên nghiệp trong mắt nhà tuyển dụng. Trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm, các chứng chỉ được đánh giá cao bao gồm:
- ISTQB Foundation Level: Phổ biến nhất, giúp ứng viên dễ dàng vượt qua vòng lọc hồ sơ.
- ISTQB Advanced Level (Test Analyst, Technical Test Analyst): Dành cho tester có kinh nghiệm từ 2–5 năm, giúp cải thiện đáng kể mức lương và cơ hội thăng tiến.
- Chứng chỉ tự động hóa: Như Selenium WebDriver with Java, Automation Architect, v.v.
Người có chứng chỉ ISTQB hoặc tương đương có thể nhận mức lương cao hơn từ 10%–25% so với người chưa có.
5.4. Trình độ ngôn ngữ (đặc biệt là tiếng Anh)
Tiếng Anh là yếu tố "nâng tầm" tester Việt Nam trong môi trường làm việc toàn cầu. Với khả năng đọc hiểu tài liệu tiếng Anh, viết báo cáo chuyên môn và giao tiếp trong môi trường quốc tế, tester sẽ có cơ hội:
- Làm việc cho công ty outsource nước ngoài (Mỹ, Nhật, EU).
- Trực tiếp trao đổi với khách hàng quốc tế.
- Nhận mức lương cao hơn từ 5–10 triệu/tháng so với các vị trí tương đương tại công ty nội địa.
5.5. Loại hình và quy mô công ty
Công ty mà bạn làm việc cũng quyết định mức thu nhập của bạn. Dưới đây là sự khác biệt rõ rệt:
- Công ty Nhật, Hàn, Mỹ, EU: Thường có ngân sách tốt cho nhân sự kiểm thử, quy trình chuyên nghiệp, và đãi ngộ rõ ràng. Mức lương thường cao hơn mặt bằng chung từ 20–50%.
- Công ty startup: Mức lương có thể thấp hơn nhưng bù lại tester có cơ hội học hỏi nhiều lĩnh vực, tiếp cận toàn diện quy trình phát triển phần mềm.
- Tập đoàn lớn trong nước: Có lộ trình nghề nghiệp rõ ràng, phúc lợi tốt, nhưng yêu cầu cao về năng lực và kỹ năng mềm.
6. Bí quyết giúp các tester tăng thêm thu nhập
Ngành tester đang ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là với sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ mới. Tuy nhiên, để tăng thu nhập và đạt được các cơ hội thăng tiến nhanh chóng, tester cần chủ động tìm kiếm những phương pháp để nâng cao kỹ năng và giá trị bản thân.

6.1. Học test automation
Automation testing đang trở thành xu hướng chính trong ngành công nghệ. Giúp giảm thiểu thời gian kiểm thử và nâng cao hiệu quả công việc. Nếu bạn chỉ làm manual testing, việc chuyển sang học test automation sẽ giúp bạn mở rộng cơ hội nghề nghiệp và có thể gia tăng thu nhập đáng kể.
6.2. Làm freelancer tester
Freelancer là một trong những lựa chọn thú vị giúp tester tăng thu nhập, đặc biệt là những người đã có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên sâu. Bạn có thể tham gia vào các dự án nhỏ hoặc thử sức với các công ty nước ngoài qua các nền tảng freelancer như Upwork, Freelancer, hoặc Fiverr.
6.3. Chạy dự án riêng
Tham gia vào các dự án startup là một cách tuyệt vời để tăng thu nhập và tích lũy kinh nghiệm. Các công ty startup thường có ngân sách hạn chế và luôn tìm kiếm các tester linh hoạt và có khả năng thực hiện nhiều công việc khác nhau.
6.4. Chứng chỉ chuyên môn
Chứng chỉ chuyên môn là một yếu tố không thể thiếu giúp bạn nâng cao giá trị bản thân và tăng cơ hội thăng tiến trong nghề tester. Các chứng chỉ quốc tế như ISTQB (International Software Testing Qualifications Board) sẽ là minh chứng cho khả năng của bạn và giúp bạn xây dựng sự nghiệp vững vàng.
>>> XEM THÊM: TOP 10 VIỆC LÀM FREELANCER TIẾNG ANH GIÚP BẠN TĂNG THU NHẬP
7. Kết luận
Qua bài viết trên đây của IELTS LangGo, chắc hẳn các bạn đã nắm được tester lương bao nhiêu. Nếu bạn thực sự đam mê, muốn phát triển lâu dài và sở hữu thu nhập xứng đáng trong lĩnh vực này, hãy tập trung vào việc nâng cao kỹ năng chuyên môn cùng các kỹ năng mềm nhé. Chúc các bạn thành công!