Blog việc làm

Quy tắc 2 phút là gì? Kinh nghiệm thực hiện hiệu quả

Quy tắc 2 phút là một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để tối ưu hóa thời gian và nâng cao năng suất trong cuộc sống hàng ngày. Nó giúp chúng ta hoàn thành các nhiệm vụ nhỏ một cách nhanh chóng và dễ dàng, từ đó tạo ra những thói quen tích cực và giúp bạn chạm tay tới các mục tiêu dài hạn hơn.

Trong bài viết này, hãy cùng IELTS LangGo tìm hiểu chi tiết về nguyên tắc 2 phút là gì, cách thiết lập và áp dụng nó trong cuộc sống thông qua công thức 4 giây, 2 phút, 72 giờ và 21 ngày nhé!

Chia sẻ kinh nghiệm thực hiện quy tắc 2 phút
Chia sẻ kinh nghiệm thực hiện quy tắc 2 phút

1. Quy tắc 2 phút là gì?

Trong cuốn sách Getting Things Done, tác giả David Allen đã khẳng định: “Nếu bạn có thể hoàn thành một công việc nào đó trong vòng hai phút hoặc ít hơn, thì hãy thực hiện nó ngay lập tức” (“If an action will take less than two minutes, it should be done at the moment it's defined.”).

Nói cách khác, khi bạn nhận được một nhiệm vụ hoặc một công việc cụ thể, bạn nên bắt đầu thực hiện nó ngay lập tức và tập trung 100% trong vòng 2 phút. 

Nguyên tắc 2 phút thường được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, từ công việc văn phòng đến học tập và tự quản lý bản thân. Mục tiêu của nó là giúp bạn đánh bại sự trì hoãn và tiếp tục động lực cho việc hoàn thành nhiệm vụ hiệu quả.

2. Ưu điểm của Quy tắc 2 phút

Bên cạnh việc giúp tăng cường hiệu suất và quản lý thời gian, bạn sẽ nhận được một số lợi ích chính sau đây khi thực hiện quy tắc 2 phút:

Tại sao bạn nên áp dụng quy tắc 2 phút
Tại sao bạn nên áp dụng quy tắc 2 phút

Đánh bại sự trì hoãn

Quy tắc 2 phút yêu cầu bạn bắt đầu thực hiện công việc ngay lập tức, điều đó giúp đánh bại sự trì hoãn và ngăn chặn tình trạng “procrastination” - tức là kéo dài việc hoàn thành nhiệm vụ đến gần hạn chót. 

Tăng cường động lực

Bằng việc tập trung toàn bộ thời gian và sức lực vào công việc trong vòng 2 phút, bạn có thể tạo ra động lực và năng lượng để tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ. Sự thỏa mãn từ việc hoàn thành nhiệm vụ nhỏ sẽ kích thích bạn tiếp tục và hoàn thành các nhiệm vụ khác lớn hơn.

Giảm căng thẳng

Nghiên cứu cho thấy việc bắt đầu và hoàn thành công việc nhanh chóng có thể giúp giảm căng thẳng và áp lực. 

Khi bạn hoàn thành một nhiệm vụ trong thời gian ngắn, bạn sẽ cảm thấy hài lòng và tự tin hơn, mang lại tâm trạng phấn chấn, tích cực và tinh thần làm việc cao độ.

Tăng cường hiệu suất và sự tập trung

Bằng cách tập trung 100% vào một công việc chỉ trong vòng 2 phút, bạn sẽ giảm thiểu sự phân tâm bởi những yếu tố ngoại cảnh, từ đó cải thiện khả năng tập trung và tăng cường hiệu suất. 

Xây dựng thói quen tích cực

Việc thực hiện quy tắc 2 phút thường xuyên giúp bạn xây dựng thói quen tích cực trong quản lý công việc và thời gian. Khi thực hiện các nhiệm vụ nhỏ một cách liên tục, bạn sẽ hình thành thói quen làm việc hiệu quả và tự động hóa quá trình làm việc, qua đó hình thành khả năng quản lý thời gian và công việc tốt hơn.

3. Quy tắc 4 giây 2 phút 72 giờ 21 ngày thực hiện như thế nào?

Câu thần chú “4 giây 2 phút 72 giờ 21 ngày” đã giúp hàng triệu người trên thế giới hình thành thói quen sống tích cực và đạt nhiều thành tích cao. 

Quy tắc này có gì vi diệu vậy? Cùng IELTS LangGo tìm hiểu ngay về công thức 4 giây 2 phút 72 giờ 21 ngày nhé!

3.1. Quy tắc 4 giây

Quy tắc 4 giây: trước khi hành động hoặc đưa ra quyết định, đặc biệt là những thời khắc quan trọng, hãy hít thở thật sâu và từ tốn trong 4 giâyĐây là khoảng thời gian ngắn nhưng đủ để suy nghĩ và đánh giá kết quả của mỗi hành động. Qua đó, bạn sẽ đưa ra những quyết định sáng suốt hơn và hạn chế sự vội vàng, hấp tấp và có thể gây ra hối hận.

Ví dụ: Trước khi nói hoặc phát biểu bất kỳ điều gì, nhất là khi đang trong tâm trạng tức giận, hãy dành 4 giây hít thở để bình tĩnh và lựa lời khôn khéo.

3.2. Quy tắc 2 phút

Quy tắc 2 phút có nghĩa là: Nếu một nhiệm vụ chỉ mất chưa đến 2 phút để hoàn thành, bạn nên thực hiện nó ngay lập tức.

Ví dụ: Thay vì đặt mục tiêu dành 3 tiếng mỗi ngày để đọc sách, bạn có thể chia nhỏ đọc từng trang trong vòng 2 phút. Như vậy, con đường đến mục tiêu sẽ trở nên nhanh chóng hơn bao giờ hết.

3.3. Quy tắc 72 giờ

Tác giả nổi tiếng người Đức Bodo Schaefer đã từng cho rằng: Đừng bao giờ đặt ra các mục tiêu nào tốn quá 72 giờ.

4 giây 2 phút 72 giờ 21 ngày
4 giây 2 phút 72 giờ 21 ngày

Như vậy, quy tắc 72 giờ có thể được hiểu như sau: Khi bạn có ý tưởng mới về bất cứ lĩnh vực nào, hãy thực hiện nó ngay trong vòng 72 giờ (tức 3 ngày) bởi 72 giờ là giai đoạn bạn sẽ còn đủ hứng thú và năng lượng để biến ý tưởng trên giấy trắng thành hiện thực.

Ví dụ: Nếu bạn đang có ý định giảm cân, hãy cam kết theo đúng chế độ ăn khoa học, tập luyện đều đặn và sinh hoạt điều độ liên tục trong vòng 3 ngày. Hãy nghiêm túc với bản thân và theo đúng 72 giờ này nhé!

3.4. Quy tắc 21 ngày

Công thức 4 giây 2 phút 72 giờ 21 ngày có giúp bạn hình thành những thói quen sống tích cực không? Câu trả lời là hoàn toàn có với nguyên tắc 21 ngày.

Quy tắc 21 ngày được hiểu đơn giản như sau: Để phát triển một thói quen mới, trong vòng 21 ngày liên tục, bạn cần tuân thủ và lặp lại hành động mà mình đã đề ra. Thời gian này đủ để não bộ hình thành phản xạ và tạo nên những thói quen mới trong cuộc sống hàng ngày.

Ví dụ: Nếu bạn đặt mục tiêu viết blog, ngồi thiền, chạy bộ hay học tiếng Anh,... hãy thực hiện chúng trong vòng 21 ngày không ngừng nghỉ nhé!

4. Cách thiết lập nguyên tắc 2 phút trong cuộc sống

Quy tắc 2 phút đã được cả thế giới công nhận là một phương pháp quản lý thời gian và công việc hiệu quả. Tuy nhiên, mấu chốt nằm ở cách bạn áp dụng nó như thế nào trong đời sống, và dưới đây là gợi ý của IELTS LangGo:

5 bước thực hiện quy tắc 2 phút cực đơn giản
5 bước thực hiện quy tắc 2 phút cực đơn giản

Bước 1: Xác định các nhiệm vụ hoặc công việc bạn muốn hoàn thành.

  • Lập một danh sách hoặc sử dụng ứng dụng quản lý nhiệm vụ để theo dõi các nhiệm vụ
  • Ghi chép chi tiết của mỗi nhiệm vụ và ước lượng thời gian cần thiết để hoàn thành

Bước 2: Phân loại các nhiệm vụ.

  • Đánh giá mức độ quan trọng của mỗi nhiệm vụ
  • Sắp xếp các nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên, bắt đầu từ những nhiệm vụ quan trọng nhất hoặc dễ dàng nhất để tạo động lực ban đầu
  • Có thể chia các nhiệm vụ lớn thành các nhiệm vụ nhỏ hơn để dễ dàng thực hiện

Bước 3: Đặt hẹn giờ cho mỗi nhiệm vụ.

  • Mở ứng dụng hẹn giờ trên điện thoại hoặc sử dụng bộ đếm thời gian vật lý
  • Đặt thời gian hẹn giờ cho mỗi nhiệm vụ là 2 phút

Bước 4: Bắt đầu thực hiện quy tắc 2 phút và hoàn thành nhiệm vụ trong vòng 2 phút.

  • Tập trung 100% vào nhiệm vụ và bắt đầu thực hiện
  • Không để bất kỳ sự gián đoạn hoặc trì hoãn nào xảy ra

Bước 5: Đánh giá và điều chỉnh

  • Ghi chép lại các nhiệm vụ đã hoàn thành trong danh sách
  • Đánh giá cảm giác và sự hài lòng khi hoàn thành các nhiệm vụ và xem liệu có cần phải điều chỉnh thời gian hay cách tiếp cận không

Hy vọng với những gợi ý trên sẽ giúp bạn triển khai và hoàn thành tốt quy tắc 2 phút, hay xa hơn là nguyên tắc 4 giây 2 phút 72 giờ 21 ngày.

5. Những lưu ý quan trọng khi áp dụng quy tắc 2 phút

Việc thực hành quy tắc 2 phút là không dễ dàng, đặc biệt là với những người mới bắt đầu. Vậy hãy ghi lại một vài điều mà IELTS LangGo lưu ý sau đây để trải nghiệm của bạn diễn ra suôn sẻ nhất nhé!

  • Lựa chọn nhiệm vụ có thể hoàn thành trong vòng 2 phút: Các nhiệm vụ nhỏ và khả thi giúp bạn tăng động lực hoàn thành và giảm nguy cơ trì hoãn
  • Phân bổ thời gian chính xác để thực hiện nhiệm vụ: Sắp xếp thời gian một cách hợp lý giúp tối ưu hóa hiệu suất và đảm bảo hoàn thành đúng hẹn
  • Tạo một môi trường làm việc yên tĩnh và không bị gián đoạn: Môi trường làm việc yên lặng sẽ giúp bạn tập trung hơn, nâng cao hiệu suất và giảm yếu tố gián đoạn từ các tác nhân bên ngoài
  • Đánh giá và tối ưu hóa hiệu suất: Việc đánh giá sẽ giúp bạn nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu và điều chỉnh để nâng cao hiệu suất
  • Kiên trì trong 2 phút và thực hành đều đặn để đạt kết quả cao

Chúng ta đã tìm hiểu quy tắc 2 phút là gì, từ đó nắm được cách thiết lập và áp dụng nó trong đời sống thông qua các bước 4 giây, 2 phút, 72 giờ và 21 ngày. IELTS LangGo mong rằng bài viết sẽ giúp bạn dễ dàng tối ưu hóa thời gian và phát triển những thói quen tích cực để đạt được những mục tiêu dài hạn của mình!


Bài viết khác