Blog việc làm

Cách viết CV cho sinh viên chưa có kinh nghiệm ghi điểm tuyệt đối

Các bạn sinh viên đang đi học hoặc mới ra trường chưa có kinh nghiệm thì nên viết CV xin việc như thế nào để vẫn thuyết phục được nhà tuyển dụng?

Trong bài viết này, IELTS LangGo sẽ hướng dẫn bạn cách viết CV cho sinh viên chưa có kinh nghiệm một cách đầy đủ, chi tiết giúp bạn gây ấn tượng và chinh phục nhà tuyển dụng.

Hướng dẫn cách viết cv cho sinh viên mới tốt nghiệp, chưa có kinh nghiệm
Hướng dẫn cách viết cv cho sinh viên mới tốt nghiệp, chưa có kinh nghiệm

1. CV cho sinh viên chưa có kinh nghiệm cần gì?

Một CV cho sinh viên chưa có kinh nghiệm cần bao gồm các nội dung chính sau:

  • Giới thiệu bản thân: Thông tin cơ bản như tên, địa chỉ email, số điện thoại và địa chỉ liên lạc của bạn.
  • Mục tiêu nghề nghiệp: Định hướng công việc của bạn trong ngắn hạn và dài hạn.
  • Trình độ học vấn: Tên trường, chuyên ngành, thời gian học và GPA (điểm trung bình - nếu có). Ngoài ra, bạn có thể nêu thêm các dự án nghiên cứu hoặc môn học nổi bật liên quan đến công việc ứng tuyển.
  • Kỹ năng: Liệt kê các kỹ năng mà bạn có, đặc biệt là những kỹ năng liên quan đến công việc ứng tuyển.
  • Kinh nghiệm làm việc: Dù chưa có kinh nghiệm làm việc chính thức, bạn có thể liệt kê các công việc tình nguyện, thực tập, hoặc dự án học tập có liên quan, nêu rõ công việc đã làm, nhiệm vụ, và kết quả đạt được.
  • Hoạt động ngoại khóa: Hãy liệt kê các hoạt động ngoại khóa mà bạn đã tham gia, đặc biệt là các hoạt động có liên quan đến công việc ứng tuyển.
  • Chứng chỉ, bằng cấp: Ghi rõ các chứng chỉ hoặc khóa học mà bạn đã hoàn thành, đặc biệt là những chứng chỉ liên quan đến công việc.
  • Giải thưởng, thành tích: Nêu rõ các giải thưởng hoặc thành tích bạn đã đạt được trong quá trình học tập, làm việc, hoặc tham gia hoạt động.

2. Cách viết CV cho sinh viên chưa có kinh nghiệm

Để viết một CV ấn tượng cho sinh viên chưa có kinh nghiệm, bạn cần biết cách trình bày từng nội dung trong CV sao cho đầy đủ và tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

Sau đây, IELTS LangGo sẽ hướng dẫn bạn cách viết CV cho sinh viên chưa có kinh nghiệm chi tiết từng phần kèm ví dụ cụ thể:

Giới thiệu bản thân

Bạn cần nêu rõ các thông tin bao gồm: Họ tên đầy đủ, thông tin liên hệ (số điện thoại, email), và địa chỉ (nếu cần). Với địa chỉ Email, bạn nên để một địa chỉ email chuyên nghiệp, sử dụng tên thật của bạn.

Ví dụ:

Nguyễn Văn An

Số điện thoại: 0987 654 321

Email: nguyenvana@example.com

Địa chỉ: 123 Nguyễn Trãi, Hà Nội

Mục tiêu nghề nghiệp

Đây là phần thể hiện nguyện vọng và mục tiêu dài hạn hoặc ngắn hạn của bạn. Nếu bạn là sinh viên chưa có kinh nghiệm thì bạn nên nhấn mạnh việc học hỏi, phát triển bản thân và mong muốn đóng góp cho công ty.

Ví dụ:

Mục tiêu ngắn hạn: Tìm kiếm cơ hội thực tập tại môi trường chuyên nghiệp để phát triển kỹ năng giao tiếp và quản lý dự án.

Mục tiêu dài hạn: Trở thành chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông, mang lại giá trị cho công ty và khách hàng.

Trình độ học vấn

Bạn nên liệt kê toàn bộ các thông tin như tên trường, chuyên ngành, năm tốt nghiệp, và GPA (nếu cao hoặc được yêu cầu trong mô tả công việc). Có thể thêm các môn học quan trọng hoặc dự án nổi bật để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

Ví dụ:

Đại học Kinh tế Quốc dân

Chuyên ngành: Marketing

Thời gian học: 2020 - 2024

GPA: 3.5/4.0

Môn học tiêu biểu: Quản trị marketing, Hành vi người tiêu dùng

Cách viết trình độ học vấn
Cách viết trình độ học vấn

Kỹ năng

Bạn nên nhấn mạnh các kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn bạn có. Bạn hãy chọn những kỹ năng phù hợp với yêu cầu công việc ứng tuyển.

Ví dụ:

- Kỹ năng giao tiếp tốt

- Kỹ năng thuyết trình

- Thành thạo Microsoft Office (Word, Excel, PowerPoint)

- Kỹ năng làm việc nhóm và quản lý thời gian

- Sử dụng thành thạo Photoshop

Kinh nghiệm làm việc

Dù chưa có kinh nghiệm làm việc chính thức, bạn có thể liệt kê các dự án học tập, hoạt động tình nguyện, hoặc thực tập có liên quan. Bạn nên mô tả ngắn gọn công việc và kết quả đạt được.

Ví dụ:

Dự án nghiên cứu Marketing tại Đại học Kinh tế Quốc dân (2023)

- Phân tích thị trường và xây dựng chiến lược marketing cho một công ty giả định.

- Đưa ra các đề xuất giúp cải thiện chiến lược quảng cáo online.

Kinh nghiệm làm việc và hoạt động ngoại khóa
Kinh nghiệm làm việc và hoạt động ngoại khóa

Hoạt động ngoại khóa

Bạn có thể liệt kê các hoạt động ngoại khóa, tình nguyện hoặc câu lạc bộ bạn đã tham gia. Điều này cho thấy bạn là người năng động, có khả năng làm việc nhóm tốt.

Ví dụ:

- Thành viên Ban tổ chức Ngày hội Sinh viên (2022)

- Phụ trách truyền thông và quảng bá sự kiện.

- Thu hút hơn 500 sinh viên tham gia sự kiện.

Chứng chỉ, bằng cấp

Bạn hãy nêu các chứng chỉ hoặc bằng cấp đã đạt được liên quan đến vị trí ứng tuyển như chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm.

Ví dụ:

- Chứng chỉ IELTS 6.5 (2023)

- Chứng chỉ MOS Excel (2022)

Giải thưởng, thành tích

Bạn hãy liệt kê các giải thưởng bạn đạt được trong quá trình học tập hoặc tham gia hoạt động ngoại khóa, nhấn mạnh vào những thành tựu nổi bật.

Ví dụ:

- Giải Nhất cuộc thi Hùng biện Tiếng Anh toàn trường (2021)

- Giải Ba Cuộc thi Ý tưởng Khởi nghiệp (2022)

3. Lưu ý khi viết CV xin việc cho sinh viên mới tốt nghiệp

Dưới đây là các lưu ý chi tiết khi viết CV xin việc cho sinh viên mới tốt nghiệp giúp bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng:

  • Đầy đủ thông tin: CV nên bao gồm đầy đủ thông tin cá nhân, quá trình học tập, các kỹ năng, sở trường và điểm mạnh của bạn (như đã được hướng dẫn chi tiết trong phần trên).
  • Độ dài hợp lý: CV cho sinh viên chưa có kinh nghiệm nên ngắn gọn, thường từ 1-2 trang A4, ưu tiên thông tin liên quan nhất đến vị trí ứng tuyển, tránh lặp lại thông tin hoặc thêm nội dung không cần thiết.
  • Trình bày khoa học: Bạn nên sử dụng font chữ dễ đọc, kích thước phù hợp (thường là 11-12pt), chia CV thành các mục rõ ràng, sử dụng bullet points để liệt kê thông tin ngắn gọn, dễ đọc.
  • Sử dụng ngôn ngữ chuyên nghiệp: Bạn nên dùng ngôn từ trang trọng, tránh sử dụng từ lóng. Ngoài ra, bạn nên sử dụng các động từ mạnh mẽ để mô tả kỹ năng, thành tích và có thể điều chỉnh ngôn ngữ phù hợp với ngành nghề và công ty bạn đang ứng tuyển.
  • Tập trung vào kỹ năng và điểm mạnh: Bạn nên nhấn mạnh các kỹ năng mềm như khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, … đồng thời nêu bật các kỹ năng cứng liên quan đến công việc như khả năng sử dụng phần mềm, ngoại ngữ, …
  • Đừng bỏ qua các chứng chỉ, giải thưởng, hoạt động ngoại khóa: Bạn nên nêu rõ các giải thưởng học thuật hoặc cuộc thi bạn đã tham gia; mô tả ngắn gọn về vai trò trong các hoạt động ngoại khóa và nhấn mạnh những kỹ năng bạn tích lũy được khi tham gia.
  • Không nói quá, nói dối: Bạn hãy trung thực về trình độ học vấn, kỹ năng và kinh nghiệm, tránh phóng đại thành tích hoặc vai trò của bạn trong các dự án.
  • Không mắc lỗi chính tả trong CV: Bạn đừng chủ quan mà hãy kiểm tra kỹ lưỡng lỗi chính tả, ngữ pháp và dấu câu; đặc biệt chú ý đến tên công ty, trường học và các thuật ngữ chuyên ngành.

Hy vọng những lưu ý này sẽ giúp bạn tạo ra một CV ấn tượng và thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.

4. Một số mẫu CV cho sinh viên chưa có kinh nghiệm

Dưới đây là các mẫu CV cho sinh viên chưa có kinh nghiệm và các bạn sinh viên chưa ra trường hoàn chỉnh dành cho bạn tham khảo.

Mẫu CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp

CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp - Mẫu 1
CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp - Mẫu 1

CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp - Mẫu 2
CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp - Mẫu 2

Mẫu CV cho sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm

 

CV cho sinh viên mới ra trường - Mẫu 1
CV cho sinh viên mới ra trường - Mẫu 1

CV cho sinh viên mới ra trường - Mẫu 2
CV cho sinh viên mới ra trường - Mẫu 2

IELTS LangGo hy vọng rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn nắm được cách viết CV cho sinh viên chưa có kinh nghiệm để tạo ấn tượng tốt và ghi điểm với nhà tuyển dụng ngay từ vòng sàng lọc CV.

Chúc bạn ứng tuyển thành công và có được công việc như mong muốn của mình.


Bài viết khác