Blog việc làm

Kinh nghiệm phỏng vấn online chinh phục mọi nhà tuyển dụng

Phỏng vấn online hiện nay đã trở nên rất phổ biến nhờ có sự thuận tiện và linh hoạt. Vậy làm thế nào để ghi điểm với nhà tuyển dụng khi phỏng vấn online?

Trong bài viết này, IELTS LangGo sẽ chia sẻ kinh nghiệm phỏng vấn online giúp bạn chuẩn bị tốt hơn, tự tin chinh phục mọi nhà tuyển dụng trong các cuộc phỏng vấn trực tuyến.

Kinh nghiệm phỏng vấn online từ A - Z
Kinh nghiệm phỏng vấn online từ A - Z

1. Phỏng vấn Online là gì?

Trước khi đi vào tìm hiểu các “bí kíp” phỏng vấn online thì bạn cần hiểu rõ về khái niệm và sự khác nhau giữa phỏng vấn online và offline.

1.1. Khái niệm Phỏng vấn online

Phỏng vấn online là quá trình phỏng vấn được thực hiện thông qua các nền tảng trực tuyến thay vì gặp mặt trực tiếp.

Khi phỏng vấn online, nhà tuyển dụng và ứng viên sẽ được kết nối với nhau thông qua các công cụ giao tiếp trực tuyến như Zoom, Skype, Microsoft Teams, Google Meet hoặc các phần mềm tương tự khác.

Hiện nay, phỏng vấn online ngày càng trở nên phổ biến hơn nhờ các ưu điểm nổi bật sau:

  • Không bị giới hạn vì khoảng cách địa lý: Nhà tuyển dụng và ứng viên có thể tham gia vào buổi phỏng vấn ở bất kỳ đâu trên thế giới, chỉ cần có kết nối Internet.
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí: Do không cần phải di chuyển nên ứng viên sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại.
  • Linh hoạt về thời gian: Bạn và nhà tuyển dụng có thể dễ dàng sắp xếp thời gian phỏng vấn phù hợp với cả hai bên.
  • Có sự hỗ trợ của công nghệ: Các nền tảng phỏng vấn online thường có các tính năng hỗ trợ như ghi âm, ghi hình, chia sẻ màn hình, giúp quá trình phỏng vấn trở nên hiệu quả hơn.
  • Giảm căng thẳng: Đối với nhiều ứng viên, việc phỏng vấn từ môi trường quen thuộc của mình có thể giảm bớt căng thẳng so với phỏng vấn trực tiếp.

1.2. Sự khác nhau giữa phỏng vấn online và offline

Phỏng vấn online và phỏng vấn offline có sự khác biệt về môi trường, cách thức thực hiện nên có các ưu nhược điểm riêng.

Dưới đây là bảng so sánh 2 hình thức phỏng vấn này:

Điểm khác biệt

Online

Offline

Môi trường phỏng vấn

Diễn ra qua các nền tảng trực tuyến như Zoom, Skype, Microsoft Teams, Google Meet.

Người phỏng vấn và ứng viên có thể ở bất kỳ đâu với kết nối internet.

Diễn ra tại một địa điểm cụ thể như văn phòng công ty, quán cà phê, hoặc một nơi gặp mặt được sắp xếp trước.

Yêu cầu sự hiện diện trực tiếp của cả người phỏng vấn và ứng viên.

Công cụ và công nghệ

Sử dụng công nghệ để kết nối, cần có máy tính, webcam, micro, và kết nối internet ổn định.

Có thể tận dụng các tính năng hỗ trợ như ghi âm, ghi hình, chia sẻ màn hình, hoặc gửi tài liệu trực tuyến.

Chủ yếu dựa vào giao tiếp trực tiếp mà không cần thiết bị công nghệ phức tạp.

Tài liệu hoặc thông tin thường được trao đổi trực tiếp bằng giấy hoặc qua các phương tiện truyền thống.

Tương tác và ngôn ngữ cơ thể

Khó khăn hơn trong việc đánh giá ngôn ngữ cơ thể và các tín hiệu phi ngôn ngữ do giới hạn của màn hình.

Mất đi một số tương tác tự nhiên, như ánh mắt, cái bắt tay, cảm nhận không khí trong phòng.

Dễ dàng quan sát và đánh giá ngôn ngữ cơ thể, biểu cảm và thái độ của ứng viên.

Tương tác trực tiếp có thể tạo cảm giác gần gũi và kết nối tốt hơn.

Tính linh hoạt

Linh hoạt về thời gian và địa điểm, dễ dàng sắp xếp lịch trình.

Tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại cho cả hai bên.

Có thể đòi hỏi nhiều sự chuẩn bị về mặt tổ chức.

Khó linh hoạt hơn trong việc thay đổi lịch trình và địa điểm.

Nhược điểm

Phụ thuộc vào sự ổn định của kết nối internet và thiết bị công nghệ.

Có thể gặp phải các vấn đề kỹ thuật như âm thanh không rõ, hình ảnh bị giật lag.

Yêu cầu sự di chuyển, có thể gây bất tiện và tốn thời gian, đặc biệt nếu địa điểm xa.

Đôi khi, việc tổ chức và sắp xếp không gian phỏng vấn có thể phức tạp.

 

Tóm lại, phỏng vấn online và phỏng vấn offline đều có những ưu và nhược điểm riêng, và việc lựa chọn hình thức nào phụ thuộc vào tình huống cụ thể, yêu cầu của công ty và sự tiện lợi cho cả người phỏng vấn và ứng viên.

2. Phỏng vấn online cần chuẩn bị gì?

Để có một buổi phỏng vấn online thuận lợi, bạn cần có sự chuẩn bị chu đáo về thời gian, không gian, tài liệu cũng như các thiết bị và phần mềm hỗ trợ. Cụ thể:

Phỏng vấn online cần chuẩn bị gì
Phỏng vấn online cần chuẩn bị gì

2.1. Ghi nhớ và sắp xếp thời gian phỏng vấn

Hãy đảm bảo rằng bạn nhận được thông tin rõ ràng về ngày, giờ và múi giờ của buổi phỏng vấn. Nếu cần, bạn nên xác nhận lại với người phỏng vấn để tránh hiểu lầm.

Đặt lịch nhắc nhở là bước quan trọng bạn nên làm sau khi đã xác nhận ngày giờ phỏng vấn rõ ràng. Bạn có thể sử dụng các công cụ như lịch Google, Outlook hoặc ứng dụng nhắc nhở trên điện thoại để tạo thông báo trước giờ phỏng vấn ít nhất 30 phút đến 1 giờ.

Nếu phỏng vấn với công ty quốc tế, bạn nên chắc chắn về việc  đã chuyển đổi múi giờ chính xác để tránh nhầm lẫn.

Trước buổi phỏng vấn, bạn nên dành ít nhất 15-30 phút để chuẩn bị, kiểm tra thiết bị và thư giãn.

2.2. Chọn không gian phỏng vấn yên tĩnh

Đây là yếu tố quan trọng giúp bạn có được buổi phỏng vấn thuận lợi và hiệu quả. Bạn hãy tìm một phòng riêng biệt, ít người qua lại để hạn chế tiếng ồn từ bên ngoài.

Nếu bạn sống cùng gia đình hoặc bạn bè, hãy thông báo trước để mọi người tránh làm phiền trong thời gian phỏng vấn.

Không gian yên tĩnh sẽ giúp bạn có được buổi phỏng vấn hiệu quả
Không gian yên tĩnh sẽ giúp bạn có được buổi phỏng vấn hiệu quả

Bên cạnh đó, bạn nên chú ý đến ánh sáng, tránh ngồi ngược sáng mà hãy tận dụng ánh sáng từ cửa sổ hoặc đèn bàn có thể giúp khuôn mặt bạn rõ ràng hơn.

Ngoài ra, một khu vực phỏng vấn gọn gàng, ngăn nắp sẽ giúp bạn có được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng nên hãy nhớ kiểm tra không gian xem những gì có thể xuất hiện trong camera khi phỏng vấn nhé.

2.3. Chọn trang phục phỏng vấn lịch sự

Bạn nên mặc trang phục tương tự như khi bạn tham dự một buổi phỏng vấn trực tiếp. Áo sơ mi, áo vest hoặc áo kiểu lịch sự thường là sự lựa chọn tốt.

Màu sắc trang phục có thể màu là trung tính hoặc nhẹ nhàng để không gây phân tán sự chú ý.

Dù phần thân dưới có thể không xuất hiện trong camera, nhưng bạn vẫn nên mặc đồ lịch sự hoàn chỉnh phòng trường hợp cần đứng lên hoặc di chuyển.

Trước buổi phỏng vấn, bạn hãy bật camera và kiểm tra xem trang phục của bạn trông như thế nào trên màn hình nhé.

2.4. Chuẩn bị những tài liệu cần thiết cho buổi phỏng vấn

Để buổi phỏng vấn diễn ra thuận lợi và bạn nên chuẩn bị kỹ càng những tài liệu cần thiết bao gồm:

  • CV hoặc resume của bạn cần sẵn sàng để tham khảo nhanh chóng.
  • Một số ghi chú với thông tin quan trọng về công ty, vị trí ứng tuyển, và những điểm mạnh bạn muốn nhấn mạnh.
  • Nếu công ty yêu cầu bất kỳ tài liệu nào như portfolio, chứng chỉ, hoặc công việc mẫu, hãy đảm bảo chúng đã được chuẩn bị sẵn sàng và dễ dàng truy cập hoặc chia sẻ qua các nền tảng phỏng vấn online.
  • Bút và giấy để bạn sẵn sàng ghi chép những thông tin quan trọng hoặc các câu hỏi từ người phỏng vấn.

2.5. Tìm hiểu về công ty và vị trí tuyển dụng

Việc tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển, sứ mệnh, tầm nhìn, sản phẩm/dịch vụ, văn hóa và giá trị cốt lõi của công ty sẽ giúp bạn thể hiện sự chuyên nghiệp và nghiêm túc khi ứng tuyển. Bởi trên thực tế, không công ty nào muốn nhận một nhân viên không biết gì về mình.

Bạn nên đọc kỹ mô tả công việc, yêu cầu và trách nhiệm của vị trí bạn ứng tuyển, hiểu rõ những kỹ năng và kinh nghiệm nào là cần thiết.

Tìm hiểu tốt về công ty sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt
Tìm hiểu tốt về công ty sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt

Ngoài ra, bạn hãy dự đoán và chuẩn bị câu trả lời cho các câu hỏi thường gặp, như lý do bạn muốn làm việc tại công ty, những đóng góp bạn có thể mang lại, hoặc các tình huống trong công việc bạn đã trải qua.

Bên cạnh đó, bạn có thể chuẩn bị một số câu hỏi để hỏi nhà tuyển dụng, thể hiện sự quan tâm và nghiêm túc của bạn đối với vị trí này.

2.6. Tập trả lời phỏng vấn trước khi bắt đầu

Để có được câu trả lời phỏng vấn hoàn thiện và trôi chảy nhất bạn nên nhờ ai đó đóng vai người phỏng vấn và thực hành trả lời các câu hỏi thường gặp. Điều này giúp bạn quen với việc diễn đạt suy nghĩ một cách mạch lạc và tự tin.

Bạn có thể ghi hình các buổi tập dượt và xem lại để tự đánh giá cách trả lời, ngôn ngữ cơ thể, và phát hiện những điểm cần cải thiện.

Đặc biệt, bạn cần đảm bảo có giọng nói rõ ràng, âm lượng vừa phải và tốc độ nói không quá nhanh hay chậm. Luyện tập cách diễn đạt để không bị lắp bắp hoặc ngập ngừng.

Xem thêm: 30 câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin việc và cách trả lời

2.7. Kiểm tra thiết bị và đường truyền kết nối

Đối với phỏng vấn online thì thiết bị (máy tính, laptop) và đường truyền Internet là những yếu tố quan trọng bắt buộc bạn cần kiểm tra thật kỹ càng.

Bạn hãy

  • Đảm bảo đường truyền Internet ổn định, có thể sử dụng dây cáp Ethernet để kết nối trực tiếp nếu Wifi không ổn định.
  • Kiểm tra hoạt động của webcam, micro, loa hoặc tai nghe trước buổi phỏng vấn. Đảm bảo các thiết bị đều hoạt động tốt và không gặp sự cố.
  • Đảm bảo máy tính, điện thoại, hoặc bất kỳ thiết bị nào bạn sử dụng đều được sạc đầy pin để tránh gián đoạn trong quá trình phỏng vấn.
  • Nếu có thể, bạn hãy chuẩn bị một thiết bị dự phòng (như điện thoại thông minh) phòng trường hợp thiết bị chính gặp sự cố.

2.8. Làm quen trước với phần mềm phỏng vấn online

Khi phỏng vấn online, đôi khi nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu bạn sử dụng một phần mềm mới mà bạn chưa từng sử dụng. Vì vậy, bạn hãy đảm bảo đã cài đặt và cập nhật phiên bản mới nhất của phần mềm phỏng vấn như Zoom, Skype, Microsoft Teams, Google Meet, v.v.

Bạn cần tạo tài khoản và đăng nhập trước để tránh việc phải làm điều này vào phút chót. Sau đó, làm quen với các tính năng cơ bản như bật/tắt micro, bật/tắt video, chia sẻ màn hình, gửi tin nhắn trong phần mềm phỏng vấn.

Làm quen với phần mềm là điều bạn cần chuẩn bị
Làm quen với phần mềm là điều bạn cần chuẩn bị

2.9. Đổi tên, ảnh đại diện, background phỏng vấn

Bạn cần đảm bảo tên hiển thị trên phần mềm phỏng vấn là tên thật của bạn và được viết đầy đủ, rõ ràng. Tránh sử dụng biệt danh hoặc các nickname thiếu nghiêm túc.

Nếu phần mềm phỏng vấn yêu cầu hoặc cho phép ảnh đại diện, bạn hãy chọn một bức ảnh chuyên nghiệp, rõ ràng, và phù hợp với phong cách làm việc của bạn.

Nếu bạn sử dụng background ảo, bạn hãy chọn một hình ảnh đơn giản, chuyên nghiệp, và không gây phân tán sự chú ý. Nếu sử dụng background thực tế, đảm bảo không gian phía sau sạch sẽ, gọn gàng và không có các yếu tố gây mất tập trung.

Chuẩn bị cẩn thận và đầy đủ trước khi phỏng vấn online không chỉ giúp bạn tự tin hơn mà còn góp phần thể hiện sự chuyên nghiệp và nghiêm túc của bạn đối với người phỏng vấn cũng như vị trí công việc ứng tuyển.

3. Lưu ý khi phỏng vấn online giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng

Để ghi điểm với nhà tuyển dụng khi tham gia phỏng vấn online, bạn nên:

Những lưu ý khi phỏng vấn online
Những lưu ý khi phỏng vấn online

3.1. Tham dự đúng giờ

Việc đúng giờ là điều rất quan trọng bạn cần nhớ. Hãy đăng nhập vào phần mềm phỏng vấn ít nhất 10-15 phút trước giờ phỏng vấn và bạn nên kiểm tra lại kết nối và thiết bị.

3.2. Tránh các tác nhân làm gián đoạn cuộc phỏng vấn

Tiếng chuông điện thoại, người ngoài làm phiền, tiếng ồn bên ngoài hay những chú mèo chú chó cạnh bạn cũng là những yếu tố gây gián đoạn cuộc phỏng vấn  của bạn.

Vì vậy, bạn hãy đảm bảo những yếu tố đó cần được kiểm soát tốt nhất.

3.3. Nhìn thẳng vào camera để nói chuyện

Nhìn thẳng vào camera thay vì màn hình giúp tạo cảm giác bạn đang giao tiếp trực tiếp với người phỏng vấn, tạo ấn tượng về sự tự tin và trung thực.

Bạn có thể đặt camera ở độ cao phù hợp sao cho góc nhìn tự nhiên nhất, tránh việc nhìn lên hoặc nhìn xuống.

3.4. Tập trung vào người phỏng vấn

Bạn nên chú ý lắng nghe câu hỏi và các thông tin mà người phỏng vấn cung cấp, tránh ngắt lời. Sau đó, bạn nên trả lời câu hỏi một cách rõ ràng và nhanh chóng sau khi người phỏng vấn kết thúc câu hỏi.

Bạn cần tránh việc làm bất kỳ công việc nào khác hoặc kiểm tra điện thoại trong suốt buổi phỏng vấn.

3.5. Thể hiện phong thái tự tin, chuyên nghiệp

Ngồi thẳng lưng, thỉnh thoảng gật đầu là những động tác đơn giản bạn thể hiện sự hiểu biết và đồng tình của mình. Bạn hãy giữ nụ cười tự nhiên, trả lời câu hỏi một cách rõ ràng, tự tin và ngắn gọn.

Nếu cần thời gian suy nghĩ, bạn đừng ngại ngừng lại một chút trước khi trả lời nhé, quan trọng là giữ bình tĩnh, không thể hiện sự căng thẳng hoặc lo lắng quá mức.

3.6. Giữ thái độ tích cực khi phỏng vấn

Bạn nên thể hiện sự nhiệt tình, hứng thú với vị trí ứng tuyển và công ty, tránh nói về những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ.

Bên cạnh đó, bạn có thể nhắc đến những điều bạn ấn tượng về công ty và vì sao bạn muốn làm việc tại đó.

Khi kết thúc buổi phỏng vấn, bạn hãy cảm ơn người phỏng vấn vì đã dành thời gian và bày tỏ mong muốn được hợp tác để tạo ấn tượng tốt và cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người lịch sự nhé.

Nhìn chung, sự chuẩn bị kỹ lưỡng và thái độ tích cực sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt hơn và tăng cơ hội trúng tuyển trong buổi phỏng vấn online.

Hy vọng với những kinh nghiệm phỏng vấn online IELTS LangGo chia sẻ ở trên có thể giúp bạn đạt được vị trí công việc mình mong muốn nhé.


Bài viết khác