Đàm phán lương khi phỏng vấn như thế nào để vừa tế nhị nhưng vẫn đạt hiệu quả là vấn đề khiến nhiều ứng viên băn khoăn.
Trong bài viết này, IELTS LangGo sẽ bật mí cho bạn cách deal lương khi phỏng vấn tinh tế, thuyết phục giúp bạn đạt mức mong muốn mà không làm “phật lòng” nhà tuyển dụng.
1. Khái niệm Deal lương là gì?
Deal lương là quá trình đàm phán giữa ứng viên và nhà tuyển dụng về mức lương, chế độ đãi ngộ cho vị trí ứng tuyển.
Đây là một bước quan trọng trong quy trình tuyển dụng, giúp hai bên đi đến thỏa thuận chung về mức lương phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và giá trị mà ứng viên mang lại cho công ty.
Việc deal lương hiệu quả sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả ứng viên và nhà tuyển dụng:
Đối với ứng viên:
- Nhận mức lương xứng đáng với năng lực và kinh nghiệm của bản thân, đảm bảo thu nhập và mức sống.
- Thể hiện sự tự tin vào năng lực của bản thân, tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Đối với nhà tuyển dụng:
- Tuyển dụng được ứng viên phù hợp với vị trí công việc với mức lương hợp lý.
- Đàm phán được mức lương tốt phù hợp với nguyện vọng của ứng viên, tạo động lực làm việc và giảm thiểu tỷ lệ nhảy việc của nhân viên.
2. Cách deal lương khi phỏng vấn khéo léo và hiệu quả
Trong phần này, IELTS LangGo sẽ bật mí cho bạn cách cách đàm phán lương khi phỏng vấn tế nhị nhưng vẫn hiệu quả giúp bạn chinh phục được mức lương mong muốn.
2.1. Hiểu rõ về lương Gross, lương Net
Lương gross và lương net là 2 khái niệm rất quan trọng bạn cần nắm rõ trước khi deal lương với nhà tuyển dụng, đồng thời đây cũng là cơ sở để bạn xác định mức lương phù hợp với mình.
Lương Gross: Là tổng số tiền lương mà bạn nhận được trước khi trừ đi các khoản thuế, phí bảo hiểm.
Ví dụ:
Lương Gross của bạn là 10 triệu đồng/tháng. Sau khi trừ đi thuế thu nhập cá nhân (10%) và bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (8%), bạn sẽ nhận được lương Net là: 10 triệu - (10% x 10 triệu) - (8% x 10 triệu) = 8,2 triệu đồng/tháng.
Lương Net: Là số tiền lương thực tế bạn nhận được sau khi đã trừ đi các khoản thuế, phí bảo hiểm.
Ví dụ:
Lương Net của bạn là 8 triệu đồng/tháng. Khi bạn nhận lương, bạn sẽ nhận được 8 triệu đồng này mà không cần phải trừ đi bất kỳ khoản nào khác.
2.2. Xác định mức lương mong muốn (bao gồm cả giới hạn chấp nhận được)
Bạn có thể xác định mức lương mong muốn của mình dựa trên các bước sau:
Bước 1: Nghiên cứu mức lương thị trường cho vị trí ứng tuyển
Bạn có thể tham khảo các trang web cung cấp thông tin về mức lương thị trường như: Salary Explorer, Jobstreet, VietnamWorks,...
Trao đổi với bạn bè, người thân đang làm việc trong cùng lĩnh vực để biết mức lương trung bình cho vị trí ứng tuyển. Hay tham khảo thông tin về mức lương trong các bài đăng tuyển dụng cho vị trí tương tự.
Ví dụ: Bạn đang ứng tuyển vị trí trợ giảng tiếng Anh tại Hà Nội. Sau khi nghiên cứu, bạn biết được mức lương trung bình cho vị trí này là 8 - 10 triệu đồng/tháng.
Bước 2: Xác định mức lương mong muốn dựa trên năng lực, kinh nghiệm của bản thân.
Bạn nên dựa vào các yếu tố như: trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng chuyên môn, thành tích đạt được,... Sau đó suy nghĩ về giá trị mà bạn mang lại cho công ty.
Bạn có thể đặt ra mức lương mong muốn cao hơn mức lương trung bình một chút, nhưng vẫn nên ở mức thực tế và phù hợp với năng lực của bạn.
Ví dụ: Bạn có trình độ đại học chuyên ngành tiếng Anh, 2 năm kinh nghiệm làm trợ giảng tiếng Anh và có chứng chỉ IELTS 7.0. Dựa trên những yếu tố này, bạn có thể đặt mức lương mong muốn là 9 triệu đồng/tháng.
Bước 3: Xác định giới hạn chấp nhận được.
Giới hạn chấp nhận được là mức lương tối thiểu bạn có thể chấp nhận. Giới hạn chấp nhận được của bạn nên thấp hơn mức lương mong muốn một chút và bạn nên cân nhắc khả năng tài chính của bản thân hay mức sống ở khu vực bạn sinh sống.
Ví dụ: Giới hạn chấp nhận được của bạn là 8 triệu đồng/tháng. Nghĩa là bạn có thể chấp nhận mức lương thấp nhất là 8 triệu đồng/tháng cho vị trí trợ giảng tiếng Anh này.
2.3. Chờ thời điểm thích hợp
Bạn không nên đề cập đến lương ngay từ đầu buổi phỏng vấn. Điều bạn nên làm là đợi đến cuối buổi phỏng vấn khi nhà tuyển dụng đã thể hiện sự quan tâm đến bạn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể đề cập đến lương khi nhà tuyển dụng hỏi về kỳ vọng lương của bạn. Đây sẽ là thời điểm thích hợp để bạn đề cập đến mức lương mong muốn của mình.
2.4. Chuẩn bị câu trả lời và luyện tập trước
Bạn nên suy nghĩ về cách bạn sẽ trả lời khi được hỏi về kỳ vọng lương của bạn, đồng thời chuẩn bị những lập luận để thuyết phục nhà tuyển dụng về mức lương mong muốn của mình.
Ví dụ:
Cảm ơn nhà tuyển dụng đã hỏi về kỳ vọng lương của tôi. Sau khi nghiên cứu về mức lương thị trường cho vị trí trợ giảng tiếng Anh tại Hà Nội, tôi mong muốn nhận được mức lương từ 9 đến 10 triệu đồng/tháng.
Tôi có trình độ đại học chuyên ngành tiếng Anh, 2 năm kinh nghiệm làm trợ giảng tiếng Anh và có chứng chỉ IELTS 7.0. Trong thời gian làm việc trước đây, tôi đã giúp học viên đạt điểm cao trong các kỳ thi tiếng Anh, nhận được phản hồi tích cực từ học viên và phụ huynh học viên.
Tôi tin rằng tôi có thể góp phần tạo ra giá trị cho công ty và mong muốn được gắn bó lâu dài với công ty.
2.5. Thể hiện các ưu điểm của bản thân
Bạn nên nhấn mạnh ưu điểm của bản thân qua năng lực, kinh nghiệm và những thành tích nổi bật của bạn trong công việc trước đây.
Ví dụ:
- Tôi có khả năng truyền đạt kiến thức một cách hiệu quả, giúp học viên dễ dàng tiếp thu bài học.
- Tôi là người có tinh thần trách nhiệm cao, luôn hoàn thành tốt công việc được giao.
- Tôi có khả năng làm việc nhóm tốt và có thể hòa nhập nhanh chóng với môi trường mới.
2.6. Thể hiện sự cam kết, gắn bó với công ty
Bạn hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn mong muốn được làm việc lâu dài tại công ty bằng cách thể hiện sự nhiệt tình và đam mê với công việc hay nêu ra mục tiêu phát triển của bạn trong tương lai.
Ví dụ:
- Tôi rất mong muốn được làm việc lâu dài tại công ty và góp phần vào sự phát triển của công ty.
- Tôi đam mê với công việc giảng dạy tiếng Anh và luôn nỗ lực để nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân.
2.7. Quan tâm đến các quyền lợi và phúc lợi khác
Ngoài lương, bạn cũng nên quan tâm đến các quyền lợi và phúc lợi khác công ty như:
- Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội đầy đủ
- Chế độ nghỉ phép hợp lý
- Cơ hội đào tạo, phát triển bản thân
- Môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động
2.8. Rút kinh nghiệm từ quá khứ
Sau mỗi lần deal lương, bạn hãy rút kinh nghiệm để có thể làm tốt hơn trong những lần tiếp theo và bạn nên suy nghĩ về những gì bạn đã làm tốt và những gì bạn cần cải thiện. Bạn hãy học hỏi từ những lỗi sai để có thể tránh lặp lại trong tương lai.
2.9. Không vội vàng nhận việc
Sau khi deal lương, bạn hãy dành thời gian để cân nhắc xem mức lương và chế độ đãi ngộ có phù hợp với mong muốn của bạn hay không hoặc tham khảo ý kiến của gia đình và bạn bè trước khi đưa ra quyết định. Bạn nên:
- Dành thời gian để đọc kỹ hợp đồng lao động và đảm bảo rằng tất cả các điều khoản đều phù hợp với thỏa thuận của bạn với nhà tuyển dụng.
- Cân nhắc xem môi trường làm việc, văn hóa công ty có phù hợp với bản thân hay không.
Sau khi đã suy nghĩ kỹ lưỡng, bạn có thể đưa ra quyết định có nên nhận lời đề nghị việc làm hay không.
3. Những lưu ý khi deal lương bạn cần biết
Để deal lương khi phỏng vấn thành công, bạn cũng cần lưu một số điểm sau:
3.1. Tìm hiểu kỹ về công ty và mức lương
- Bạn nên nghiên cứu thông tin về công ty, lĩnh vực hoạt động, văn hóa công ty, quy mô công ty,...
- Tham khảo mức lương thị trường cho vị trí ứng tuyển bằng các trang web uy tín như Salary Explorer, Jobstreet, VietnamWorks,...
- Trao đổi với những người đang làm việc trong cùng lĩnh vực để biết mức lương trung bình cho vị trí ứng tuyển.
3.2. Hiểu rõ giá trị của bản thân
Bạn cần xác định năng lực, kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn và thành tích nổi bật của bản thân. Đánh giá giá trị mà bản thân có thể mang lại cho công ty và suy nghĩ về mức lương mong muốn dựa trên năng lực, kinh nghiệm và giá trị đó.
3.3. Không nên chủ động nhắc đến vấn đề lương quá sớm với nhà tuyển dụng
Bạn nên tập trung vào việc thể hiện năng lực, kinh nghiệm và sự phù hợp của bản thân với vị trí ứng tuyển và chờ đến khi nhà tuyển dụng hỏi về kỳ vọng lương của bạn hoặc đề cập đến mức lương cho vị trí ứng tuyển.
3.4. Khéo léo và cẩn thận khi nói về mức lương cũ
Nếu nhà tuyển dụng hỏi về mức lương cũ của bạn, bạn hãy trả lời một cách trung thực nhưng khéo léo. Bạn nên tập trung vào mức lương mong muốn cho vị trí ứng tuyển hiện tại thay vì so sánh với mức lương cũ.
3.5. Không nên đưa ra mức lương quá cao
Sau khi tìm hiểu về công ty và mức lượng, bạn có thể đưa ra mức lương mà bạn thấy phù hợp nhưng lưu ý là không nên đưa ra một con số quá cao.
3.6. Không nên đưa ra con số cụ thể khi deal lương
Thay vì đưa ra con số cụ thể, bạn hãy đề xuất một khoảng lương mong muốn (ví dụ: 8 - 10 triệu đồng/tháng). Điều này thể hiện sự linh hoạt và tạo cơ hội để thương lượng với nhà tuyển dụng.
3.7. Không nên so sánh lương ở công ty này với công ty khác
Việc so sánh lương giữa các công ty với nhau trước nhà tuyển dụng sẽ là điều tối kỵ mà bạn nên tránh. Bạn có thể tìm hiểu thị trường và so sánh mức lương từ ở nhà chứ không phải trong buổi phỏng vấn.
3.8. Cân nhắc việc từ chối mức lương được đề xuất
Nếu nhà tuyển dụng đề xuất mức lương thấp hơn mức lương mong muốn của bạn, hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định. Bạn có thể đề xuất mức lương mong muốn hoặc thương lượng để đạt được thỏa thuận chung.
3.9. Giữ thái độ tích cực và chuyên nghiệp
Bạn hãy thể hiện sự tự tin, chuyên nghiệp và tôn trọng nhà tuyển dụng trong suốt quá trình deal lương. Giữ thái độ tích cực và sẵn sàng thương lượng để tìm kiếm tiếng nói chung.
4. Kinh nghiệm deal lương khi phỏng vấn dành cho từng đối tượng
Deal lương là một kỹ năng quan trọng mà mỗi người nên trau dồi để có thể bảo vệ quyền lợi của bản thân và đạt được thành công trong sự nghiệp.
Tùy vào kinh nghiệm làm việc, mỗi ứng viên sẽ có cách deal lương riêng. Bạn có thể tham khảo cách deal lương với từng đối tượng dưới đây:
4.1. Deal lượng khi chưa có kinh nghiệm
Nếu là 1 người chưa có kinh nghiệm thì khi deal lương bạn nên:
- Nhấn mạnh vào khả năng học hỏi nhanh chóng, thích nghi với môi trường mới và sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới.
- Tham khảo mức lương khởi điểm cho vị trí tương tự trên thị trường và đề xuất mức lương phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của bạn.
- Thể hiện sự nhiệt tình và đam mê với công việc và mong muốn được học hỏi và cống hiến cho công ty.
Ví dụ:
Em chưa có kinh nghiệm làm việc chính thức trong lĩnh vực này, nhưng em có tinh thần học hỏi cao và sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới. Em tin rằng em có thể nhanh chóng hòa nhập với môi trường làm việc và hoàn thành tốt công việc được giao. Em mong muốn được nhận mức lương khởi điểm là 7 triệu đồng/tháng và có cơ hội được học hỏi và phát triển trong công ty.
4.2. Cách deal lương hiệu quả khi đã có kinh nghiệm
Khi bạn là người đã có kinh nghiệm làm việc thì khi deal lương với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn, bạn nên:
- Nhấn mạnh vào năng lực, kinh nghiệm và thành tích trong công việc trước đây để chứng minh năng lực và kinh nghiệm của bạn.
- Nghiên cứu mức lương thị trường cho vị trí có kinh nghiệm tương tự và đề xuất mức lương phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của bạn.
- Thể hiện sự tự tin vào năng lực của bản thân và khả năng hoàn thành tốt công việc.
Ví dụ:
Em đã có 1 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bán hàng tại công ty D. Trong thời gian qua, em đã đạt được nhiều thành tích như: tăng doanh thu bán hàng 10% trong 6 tháng, mở rộng thị trường sang 2 tỉnh mới. Em tin rằng với kinh nghiệm và kỹ năng bán hàng của mình, em có thể mang lại nhiều giá trị cho công ty E.
Mức lương trung bình cho vị trí Chuyên viên bán hàng tại TP.HCM là 14 triệu đồng/tháng. Em mong muốn nhận được mức lương 13 - 15 triệu đồng/tháng để có thể động viên tinh thần làm việc và cống hiến hết mình cho công ty.
4.3. Cách deal lương khi đã nghỉ lâu năm
Nghỉ việc trong thời gian dài sẽ rất dễ khiến bạn gặp trở ngại khi deal lương do lo sợ sẽ không trúng tuyển. Vì vậy bạn nên:
- Giải thích lý do nghỉ việc một cách trung thực và súc tích lý do nghỉ việc, tránh đề cập đến những vấn đề tiêu cực.
- Nhấn mạnh những kinh nghiệm và kỹ năng quý giá mà bạn đã tích lũy được trong thời gian nghỉ việc.
- Thể hiện sự am hiểu về mức lương trên thị trường lao động cho vị trí tương tự và đề xuất mức lương phù hợp, điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng tin tưởng bạn là người có năng lực.
Ví dụ:
Sau khi sinh con thứ 2, tôi đã nghỉ việc để dành thời gian chăm sóc con. Trong thời gian nghỉ việc, tôi đã tham gia làm tình nguyện viên tại các tổ chức phi lợi nhuận, tham gia các khóa học phát triển bản thân,... Những hoạt động này giúp tôi trau dồi kỹ năng và kiến thức, đồng thời cho tôi cơ hội để kết nối với nhiều người trong lĩnh vực marketing.
Tôi tin rằng những kinh nghiệm và kỹ năng mà tôi đã tích lũy được trong thời gian nghỉ việc sẽ giúp tôi hoàn thành tốt công việc Trưởng phòng Marketing tại công ty F.
Mức lương trung bình cho vị trí Trưởng phòng Marketing tại TP.HCM là 35 triệu đồng/tháng. Với 8 năm kinh nghiệm làm việc và những thành tích đạt được trong quá khứ, tôi tin rằng mình xứng đáng nhận được mức lương 30-32 triệu đồng/tháng.
4.4. Cách deal lương cho sinh viên mới ra trường
Dưới đây là cách deal lương dành cho các bạn sinh viên mới ra trường.
- Nhấn mạnh vào kiến thức và kỹ năng chuyên môn mà bạn đã học được tại trường đại học.
- Thể hiện mong muốn được học hỏi, phát triển và cống hiến cho công ty.
- Tham khảo mức lương khởi điểm cho vị trí tương tự trên thị trường và đề xuất mức lương phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của bạn.
Ví dụ:
Em mới ra trường và chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế. Tuy nhiên, em đã được học tập những kiến thức chuyên môn bài bản và có thành tích tốt trong học tập. Em tin rằng với sự nhiệt huyết, ham học hỏi và khả năng tiếp thu nhanh chóng, em có thể nhanh chóng hòa nhập với môi trường làm việc mới và hoàn thành tốt công việc được giao.
Em cũng đã tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa và dự án liên quan đến Marketing, điều này giúp em có được những kinh nghiệm thực tế và kỹ năng mềm cần thiết cho công việc.
Mức lương trung bình cho vị trí Nhân viên Marketing tại TP.HCM là 10 triệu đồng/tháng. Em mong muốn nhận được mức lương 9-10 triệu đồng/tháng để có thể trang trải chi phí sinh hoạt và tập trung cho công việc.
4.5. Cách deal lương khi nhảy việc
Nhà tuyển dụng sẽ không thích một ứng viên nhảy việc quá nhiều lần, do đó, nếu đã thay đổi công việc nhiều, bạn nên:
- Giải thích lý do nhảy việc một cách trung thực và súc tích lý do nhảy việc, tập trung vào những yếu tố tích cực như mong muốn phát triển bản thân, học hỏi kiến thức mới,...
- Nhấn mạnh vào thành tích nổi bật trong công việc trước đây để chứng minh năng lực của bạn.
- Thể hiện sự cam kết với công việc hiện tại và mong muốn được gắn bó lâu dài và cống hiến cho sự phát triển của công ty.
Ví dụ:
Tôi hiểu rằng việc thay đổi công việc thường xuyên có thể khiến nhà tuyển dụng lo ngại. Tuy nhiên, những lần thay đổi công việc trước đây của tôi đều có lý do chính đáng. Mỗi lần tôi chuyển việc là để tìm kiếm cơ hội phát triển bản thân, học hỏi kiến thức mới và mở rộng kỹ năng của mình.
Tại Công ty ABC, tôi đã có cơ hội học về kỹ năng bán hàng và thuyết phục khách hàng một cách chuyên sâu. Sau đó, tại Công ty XYZ, tôi đã áp dụng những kiến thức đó vào việc phát triển chiến lược kinh doanh, góp phần tăng doanh số lên 20% trong vòng 6 tháng đầu tiên.
Tôi rất mong muốn có cơ hội làm việc lâu dài tại công ty. Tôi tin rằng với môi trường làm việc chuyên nghiệp và đội ngũ tài năng của công ty, tôi sẽ có thể phát huy tối đa khả năng của mình và đóng góp vào sự phát triển bền vững của công ty. Tôi cam kết sẽ cống hiến và nỗ lực để đạt được những mục tiêu chung của công ty trong thời gian dài hạn.
Dựa trên mức lương thị trường với 3 năm kinh nghiệm, tôi mong muốn nhận được mức lương từ 12 đến 14 triệu đồng/tháng.
5. Những cách nói cần tránh khi deal lương
Khi đàm phán lương, việc chọn từ ngữ và cách diễn đạt là rất quan trọng để không chỉ đạt được mức lương mong muốn mà còn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Dưới đây là những cách nói cần tránh:
- Tỏ ra quá cần thiết và tuyệt vọng
Thay vì nói: Tôi thực sự cần công việc này, nên tôi sẽ nhận bất kỳ mức lương nào.
Bạn nên nói: Tôi rất hào hứng với cơ hội này và muốn đảm bảo rằng chúng ta đạt được một thỏa thuận công bằng và phù hợp với năng lực của tôi.
- Đưa ra yêu cầu quá cao mà không có căn cứ
Thay vì nói: Tôi muốn mức lương 100 triệu đồng/tháng.
Bạn nên nói: Dựa trên kinh nghiệm và kỹ năng của tôi, cùng với mức lương hiện tại của ngành, tôi mong muốn mức lương từ 30 đến 40 triệu đồng/tháng.
- So sánh với đồng nghiệp hoặc công ty cũ một cách tiêu cực
Thay vì nói: Tôi biết rằng đồng nghiệp của tôi ở công ty cũ được trả cao hơn nhiều.
Bạn nên nói: Dựa trên nghiên cứu của tôi về mức lương trong ngành, tôi tin rằng mức lương đề xuất này là phù hợp với kinh nghiệm và kỹ năng của tôi.
- Đưa ra tối hậu thư
Thay vì nói: Nếu tôi không nhận được mức lương này, tôi sẽ không nhận công việc.
Bạn nên nói: Tôi mong rằng chúng ta có thể đạt được thỏa thuận về mức lương phù hợp với cả hai bên. Tôi rất muốn làm việc và đóng góp cho công ty.
- Nói dối hoặc phóng đại
Thay vì nói: Tôi đã nhận được nhiều đề nghị từ các công ty khác với mức lương cao hơn.
Bạn nên nói: Tôi đã thảo luận với vài công ty khác, nhưng tôi thực sự quan tâm đến vị trí này vì nó phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của tôi.
- Chỉ tập trung vào tiền bạc
Thay vì nói: Tôi chỉ quan tâm đến mức lương.
Bạn nên nói: Mức lương rất quan trọng, nhưng tôi cũng quan tâm đến cơ hội phát triển nghề nghiệp và môi trường làm việc tại công ty.
- Đưa ra mức lương mà không có sự nghiên cứu
Thay vì nói: Tôi nghĩ mức lương này là hợp lý.
Bạn nên nói: Dựa trên nghiên cứu của tôi về mức lương trung bình trong ngành và khu vực, tôi tin rằng mức lương từ [số tiền] đến [số tiền] là phù hợp với vị trí này.
- Không nhấn mạnh giá trị của bản thân
Thay vì nói: Tôi sẽ chấp nhận bất kỳ mức lương nào mà công ty đề xuất.
Bạn nên nói: Tôi tin rằng với kinh nghiệm và kỹ năng của mình, tôi có thể đóng góp đáng kể cho công ty. Vì vậy, tôi hy vọng mức lương phản ánh đúng giá trị tôi mang lại.
Như vậy, IELTS LangGo vừa chia sẻ cho bạn cách deal lương khi phỏng vấn tinh tế, thuyết phục và hiệu quả. Hy vọng những kinh nghiệm deal lương trên đây sẽ giúp bạn có được mức lương như kỳ vọng